Đương quy – Dược liệu bổ máu, trị đau nhức xương khớp hàng đầu
1.Tên gọi
-Tên gốc: Đương quy
-Tên gọi khác: Nhân sâm dành cho phụ nữ
2.Mô tả dược liệu
-Đương quy là loài cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao cây từ 40-80cm, thân cây hình trụ, màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc so le, sẻ lông chim 3 lần, hình mác dài, gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ màu xanh trắng, mọc thành chùm ở ngọn cây, gồm 12-40 hoa. Quả đương quy dẹt và có màu tím nhạt.
-Cây đương quy ưa mọc ở các vùng khí hậu ôn đới, nơi có khí hậu mát mẻ, ở vùng núi có độ cao 2000-3000m, phổ biến nhất là ở Trung Quốc. Ở nước ta, đương quy đã được trồng thử nghiệm ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình.
3.Công dụng
Theo Y học cổ truyền:
+Là vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân.
+Chủ trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, mụn nhọt.
-Theo Y học hiện đại:
+Đương quy có tác dụng chống viêm, tăng miễn dịch cho cơ thể, lợi tiểu, kháng khuẩn.
+Các tác dụng khác: giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa glycopen trong gan giảm thấp…
4.Bào chế thuốc chữa bệnh
Tùy thuộc vào mục đích chữa bệnh khác nhau mà có những cách bào chế đương quy khác nhau. Phổ biến nhất là dạng thuốc sắc, tán bột viên thành viên uống và ngâm rượu.
-Dạng thuốc sắc: ngày uống từ 5-15g, chia 2 lần
-Dạng viên uống: uống trong 4-7 ngày
-Dạng ngâm rượu thuốc: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
-Đương quy được bào chế cô đặc thành dạng cốm cùng nhiều thảo dược lành tính khác trong phương thuốc Nam Phong Tê Thấp điều trị đau nhức xương khớp, tiêu tan dịch khớp giúp giảm các cơn đau sưng nóng đỏ dữ dội.
https://hathongphong.vn/phong-te-thap-ha-thong-phong/
Theo: https://tambinh.vn/duong-quy-duoc-lieu-bo-mau-tri-dau-nhuc-xuong-khop-hang-dau/