Axit Uric và Cách thải axit nhanh và hiệu quả cao
Axit uric là một chất thừa, sản phẩm của chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (nhất là bia, nội tạng động vật, hải sản…) cũng có nhân tế bào, khi được ăn vào cơ thể cũng sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi nguồn tạo ra axit uric nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ làm cho axit uric bị giữ lại trong máu, sẽ lắng đọng trong các mô gọi là tinh thể muối Urat gây ra các cơn cấp tính rất đau đớn cho người bệnh

Chỉ số axit uric ở mức độ 3 thì phải điều trị ngay đừng để phát bệnh gút mới lo chữa trị

(Acid Uric tăng cao làm lắng đọng các tinh thể muối urat ở các khớp gây ra cơn gút cấp rất đau đớn, lâu ngày các khớp bị tổn thương, tạo cục tophi và biến chứng viêm đa khớp)
Axit uric tăng cao nguy hiểm thế nào?
Phần lớn người bệnh khi bị tăng axit uric trong năm đầu tiên chỉ đau cấp 1 hoặc 2 lần, mỗi lần đau chỉ dùng 1-2 ngày thuốc tây là thấy khỏi. Tuy nhiên khoảng 2-3 năm về sau tần suất cơn đau ngày càng dày hơn và kéo dài trong nhiều ngày hơn, trong thời gian này nếu dùng thuốc tây, kháng sinh nhiều ngày liên tục cũng không thấy giảm và dùng nhiều thì rất hại gan, thận như mắc thêm bệnh tiểu đường, đau dạ dày, tăng men gan, suy gan, suy thận. Đây là hiện tượng bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, ở giai đoạn nặng là khi xuất hiện các u cục ở các khớp rất đau và giảm khả năng vận động. Các khớp biến dạng, mọc u cục khi bị gút nặng. Ngoài ra, người bị gút nặng còn kéo theo hàng loạt biến chứng khác như: đau dạ dày, men gan cao, thận yếu, tiểu đường, đặc biệt là biến sang viêm đa khớp nên đau thường xuyên